Giới thiệu về xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam

Trang thông tin điện tử Xã Tư - Huyện Đông Giang - Tỉnh Quảng Nam
1. Vị trí địa lý

Xã Tư là xã vùng thấp thuộc huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; nằm ở vị trí 16°1′42″ vĩ độ Bắc, 107°53′52″ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; phía Tây giáp xã Ating và Sông Kôn; phía Nam giáp xã Ba; cách trung tâm huyện lỵ Prao khoảng 50 km về phía Đông; cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 110km về phía Tây Bắc và cách thành phố Đà Nẵng hơn 50km về phía Tây. Xã hiện có 5 thôn: Điềm, Vàu, Lấy, Nà Hoa, Đha nghi.

Địa hình xã Tư nằm trọn trên dãy Trường Sơn Đông, với địa hình phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là đồi núi cao và đồi núi bát úp, độ dốc lớn và bị chia cắt thành những khu vực khác nhau, tương ứng với các thôn trong xã. Núi Mang và núi Ca măng nằm ở phía Tây, núi Long Diêu ở phía Bắc và dãy Bà Nà -Núi Chúa ở phía Đông là 3 trong những dãy núi cao nhất tỉnh Quảng Nam; trong đó núi Mang cao 1.708m được coi là ngọn núi cao nhất huyện Đông Giang. Xen giữa các dãy núi là những thung lũng hẹp.

2. Khí hậu, thủy văn

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, thời tiết của xã Tư chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 trong năm và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 dương lịch năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.650mm, trong đó tập trung tới 80% vào mùa mưa. Trong mùa mưa thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc, trong khi mùa khô thường xuất hiện gió Tây Nam. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,50C, độ ẩm trung bình 82%.

Sông Vàng là con sông lớn nhất trên địa bàn xã Tư; sông bắt nguồn từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, chảy qua địa bàn các xã Tư, xã Ba và nhập vào sông Kôn trước khi đổ nước vào nguồn Vu Gia. Lưu lượng nước trong mùa kiệt khoảng 5m3/s, trong mùa lũ lên tới 25m3/s, mực nước trung bình vào mùa khô là 0,8m. Ngoài sông Vàng, trên địa bàn xã Tư còn có nhiều con sông, suối nhỏ được phân bố khắp địa bàn các thôn.

3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tư là 9.350 ha, trong đó đất nông nghiệp: 8.546,2 ha; đất phi nông nghiệp: 202,6 ha; đất chưa sử dụng: 610 ha.

- Tài nguyên rừng: trong tổng số hơn 9.350 ha diện tích tự nhiên của xã, rừng và đất rừng chiếm tới 88,25% (với trên 8.250 ha), trong đó đất rừng sản xuất là 1.834,38 ha; rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 6.425 ha, chiếm gần 68,7% diện tích tự nhiên.

4. Về đường bộ: có hai tuyến giao thông liên xã huyết mạch: tuyến xã Ba – xã Tư dài 9km, đoạn qua địa bàn xã Tư dài 4km; tuyến xã Ba – thôn Vàu dài 7km, đoạn qua địa bàn xã dài 2km. Đây là hai trục giao thông chính, góp phần quan trọng trong lưu thông và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5. Dân cư: Xã Tư có 03 thôn gồm các thôn Panan, Gadoong, Tubhau với 423 hộ, 1.572 nhân khẩu  trong đó dân tộc Cơtu chiếm 72%; dân tộc Kinh chiếm 28%.

6. Kinh tế - chính trị - xã hội:

Trong kháng chiến, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tư được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hiện nay xã đang xây dựng xã nông thôn mới; tính đến tháng 9/2019 đã đạt 18/19 tiêu chí nông thôn mới: Kết cấu hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, các tuyến giao thông quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội như đường ĐH 01, ĐH 02; trường học, trạm y tế được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, khám chữa bệnh cho nhân dân; cơ sở vật chất văn hóa, các công trình nước sinh hoạt, thủy lợi được đầu tư, sửa chữa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; 3/3 thôn có điện chiếu sáng nông thôn; 3/3thôn hoàn thành bê tông nông thôn; phong trào khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa Cơ tu triển khai đạt kết quả, 3/3 thôn có người Cơ tu sinh sống có gươl, thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ nói lý, hát lý; tỷ lệ sinh tự nhiên giảm nhanh còn 9%o, thu nhập bình quân đầu người tăng qua từng năm, năm 2019 đạt 34 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,9%; duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, GDTH đúng độ tuổi, phổ cập GDTHCS, tỷ lệ học sinh ra lớp ngày càng tăng, tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp, thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước; hằng năm có trên 98% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt nghiệp THCS; thường xuyên quan tâm đến các đối tượng chính sách, gia đình CCCM; thường xuyên kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, cấp phát gạo cứu đói kịp thời cho nhân dân trong các dịp tết Nguyên đán, giáp hạt và trong các mùa mưa, bão; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đươc giữ vững; trình độ, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ CBCC từ xã đến thôn từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.

Hình ảnh nông thôn mới
Trái
phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây